Trang chủ / Tư vấn doanh nghiệp / [Cập nhật mới nhất] Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tại Biên Hòa

[Cập nhật mới nhất] Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tại Biên Hòa

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tai-bien-hoa
Thủ tục thành lập công ty tại Biên hòa

Hiện nay thủ tục thành lập công ty tại Biên Hòa đã được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thủ tục thành lập một công ty mới tại Biên Hòa. Thiện Khánh tổng hợp cập nhật tất cả các văn bản, thủ tục liên quan và hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

Quý Khách vui lòng xem nội dung chi tiết dưới đây:

Tư vấn miễn phí: 0916.301.329 – 0911.556.859

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thành lập công ty

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp/công ty

Có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty tnhh một thành viên

– Công ty tnhh hai thành viên

– Công ty cổ phần

– Công ty hợp danh

Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, doanh nghiệp chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình.

2. Lựa chọn tên công ty

– Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Ten riêng của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp lựa chọn tên công ty phù hợp với mong muốn và định hướng phát triển của mình

– Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã tồn tại trước

– Doanh nghiệp nên chọn nhiều tên, tránh trường hợp bị trùng hoặc nhầm lẫn không sử dụng được

Ví dụ:

+ Công ty Cổ Phần Thiện Khánh

+ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Thiện Khánh

+ Doanh nghiệp tư nhân Thiện Khánh

3. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

– Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm

– Với doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp nên giới hạn số lượng ngành nghề đăng ký ở mức phù hợp để làm nổi bật ngành nghề kinh doanh chính và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

– Khi cần mở rộng kinh doanh, lúc ấy doanh nghiệp mới bổ sung ngành nghề kinh doanh. Thủ tục này rất đơn giản.

4. Lựa chọn mức vốn điều lệ

– Vốn điều lệ là số tiền doanh nghiệp cam kết bỏ ra kinh doanh và chịu trách nhiệm trên số vốn đó.

– Vốn điều lệ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và năng lực tài chính của chủ doanh nghiệp

– Với những ngành có điều kiện bắt buộc về vốn, mức vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định

– Với những ngành pháp luật không quy định điều kiện về vốn, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức vốn tùy ý.

– Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn trong phạm vi năng lực tài chính của mình. Để hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, khi thành lập nên lựa chọn mức vốn nhỏ nhất có thể. Khi nào có nhu cầu tăng vốn thì làm thủ tục tăng vốn để loại trừ mọi rủi ro có thể gặp phải.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải góp đầy đủ số vốn đã đăng ký. Nếu không đủ phải làm thủ tục giảm vốn hoặc sẽ bị xử phạt.

5. Lựa chọn địa chỉ công ty phù hợp

– Tại Biên Hòa, địa chỉ trụ sở chính bắt buộc phải có số nhà, nếu chưa có số nhà, doanh nghiệp cần liên hệ cơ quan địa chính trực thuộc để xin cấp số nhà trước

– Địa chỉ trụ sở chính công ty phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp

– Nếu địa chỉ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Nếu là trụ sở đi thuê, phải có hợp đồng thuê nhà và chứng nhận quyền sử dụng đất photo

– Nếu địa chỉ không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp, Cơ Quan Thuế quản lý có quyền từ chối không cho phép sử dụng hóa đơn VAT.

6. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp có thể có một hay nhiều người đại diện theo pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

7. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực

Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

Bước 2. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

– Với những thông tin chuẩn bị ở trên, doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Đồng Nai

– Số lượng hồ sơ: 01 Bản

– Mẫu hồ sơ, Quý Khách vui lòng tải tại đây

+ Hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên

+ Hồ sơ thành lập công ty tnhh hai thành viên

+ Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

+ Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Quý Khách lưu ý, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có mẫu hồ sơ thành lập công ty khác nhau.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Tại Biên Hòa, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh hoặc nộp trực tuyến tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn

– Nếu nộp online, Doanh nghiệp truy cập vào wesite trên, đăng ký một tài khoản để nộp hồ sơ Online.

– Sau khi có tài khoản rồi, doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ theo hướng dẫn chi tiết trên web

– Các bước nộp hồ sơ được hướng dẫn chi tiết bằng video rất dễ làm theo.

– Sau 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp cầm biên nhận và hồ sơ gốc lên Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai.

– Địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh Đồng Nai tại: số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

– Khi nhận được giấy phép doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ nội dung giấy phép xem có chính xác với thông tin đăng ký hay không. Nếu có sai sót, đề nghị chuyên viên đăng ký kinh doanh sửa lại ngay.

– Cuối cùng, doanh nghiệp đóng tiền bố cáo doanh nghiệp là hoàn tất thủ tục tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh.
Nếu Quý Khách cần hỗ trợ về nộp hồ sơ, vui lòng liên hệ với Hotline của Thiện Khánh, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ.

Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu con dấu

– Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần liên hệ với công ty khắc dấu để làm thủ tục khắc dấu.

– Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy phép kinh doanh photo công chứng + chứng minh photo công chứng của người đại diện theo pháp luật

– Cuối cùng, doanh nghiệp làm thủ tục công bố mẫu con dấu online tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn

Mầu hồ sơ công bố mẫu con dấu, Quý Khách vui lòng tải tại đây.

Bước 5: CÁC THỦ TỤC “BẮT BUỘC” PHẢI LÀM SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

– Treo bảng hiệu Công ty

– Mua chữ ký số để kê khai thuế điện tử

– Mở tài khoản ngân hàng công ty

– Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử

– Nộp thuế môn bài hàng năm:

+ 2.000.000đ/năm (Công ty vốn dưới 10 tỷ)

+ 3.000.000đ/năm (công ty vốn từ 10 tỷ trở lên)

+ Công ty thành lập sau tháng 6 chỉ phải đóng 1/2 mức quy định.

– Năm 2020, doanh nghiệp được miễn phí môn bài

– Thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế chủ quản

– Mua hóa đơn điện tử, mua hóa đơn VAT hoặc đặt in hóa đơn

– Thông báo phát hành hóa đơn VAT

ĐỪNG QUÊN!!! bất kỳ thủ tục nào trong các thủ tục nói trên sau khi thành lập công ty.
Các bạn có thể sẽ phải trả thêm khá nhiều các khoản phạt và thuê tư vấn để khắc phục các sai sót này.

Liên hệ Thiện Khánh

CÔNG TY TNHH Luật THIỆN KHÁNH
———————————————————————
Điện thoại: 0916.301.329 – 0911.556.859

Website: www.thanhlapdoanhnghiepdongnai.net

Email: tuvanthienkhanh@gmail.com

Kiểm tra lại

Dịch vụ Làm Giấy Phép Kinh Doanh Giá Rẻ Tại Đồng Nai. Xong 100% Chỉ 1.6 Triệu/Hồ Sơ

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh tại …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button